Ngày nay, việc sử dụng xe nâng hàng trong kho đã trở nên phổ biến, đặc biệt là xe nâng điện. Ưu điểm nổi bật của xe nâng điện là sử dụng nhiên liệu là điện, không dùng dầu, xăng, gas nên rất được ưa chuộng trong các kho hàng, đặc biệt là kho kín, kho thực phẩm… Và cùng với đó, ắc quy xe nâng là một phụ kiện không thể thiếu đối với các loại xe nâng điện. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển, bật đèn chiếu sáng, còi, nâng hàng… Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu và chọn mua loại bình ắc quy tốt nhất cho xe nâng của mình.

Bình Ắc Quy Xe Nâng Là Gì?
Bình điện xe nâng (hay còn gọi là ắc quy xe nâng) là nguồn cung cấp điện chính để xe nâng có thể hoạt động. Do tính chất công việc phải nâng hàng, di chuyển hàng hóa nặng trong nhiều giờ nên việc chọn được bình ắc quy tốt rất quan trọng, nó có thể giúp nâng cao hiệu suất và thời gian làm việc cho xe nâng hàng chạy bằng điện. Việc lựa chọn loại ắc quy phù hợp sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động cũng như tuổi thọ của xe nâng.
Cấu Tạo Của Ắc Quy Xe Nâng
Ắc quy xe nâng điện được làm từ nhiều cell đơn (điện áp 2V) được đấu nối tiếp với nhau để tạo thành bộ ắc quy. Tùy từng loại xe nâng với sức nâng khác nhau mà số lượng cell sẽ nhiều hay ít và công suất khác nhau. Các cell pin do Lập Đức cung cấp được sản xuất và nhập khẩu từ Nhật, Thái Lan, Lào – tuân thủ các quy trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng.

Ứng Dụng Của Bình Điện Xe Nâng
Bình điện xe nâng cung cấp năng lượng giúp xe nâng hoạt động, di chuyển, nâng hàng… Bình ắc quy được dùng được cho tất cả các loại xe nâng như xe nâng điện ngồi lái, xe nâng điện đứng lái, xe nâng tay điện… của các thương hiệu từ Nhật Bản tới Trung Quốc như KOMATSU, TOYOTA, TCM, NICHIYU, MITSUBISHI…
Tham khảo:
Ắc quy cho xe nâng điện đứng lái KOMATSU
Ắc quy cho xe nâng điện ngồi lái KOMATSU
Ắc quy cho xe nâng điện ngồi lái TOYOTA
Lựa Chọn Bình Ắc Quy Phù Hợp Với Từng Loại Xe Nâng
Tùy từng loại xe nâng và tải trọng mà nhà sản xuất yêu cầu bình ắc quy khác nhau. Ví dụ: xe nâng tay điện thường dùng bình ắc quy 24V/?AH. Xe nâng điện đứng lái KOMATSU tải trọng 1.3 tấn tới 1.8 tấn dùng bình 48V, dung lượng 280Ah tới 291Ah.
Xe nâng | Điện áp/ Thời gian sử dụng |
TOYOTA 6FBR13 / 1.3 tấn | 48 V – 209 Ah |
NICHIYU FBR15 / 1.5 tấn | 48V – 280AH |
KOMATSU FB18RL-14 / 1.4 tấn | 48V – 280AH |
KOMATSU FB25RN-3 / 2.5 tấn | 48 V – 335 AH/5Hr |
NICHIYU FBR25-75-500 / 2.5 tấn | 48V – 390Ah |

Bảo Quản Và Bảo Dưỡng Bình Điện Xe Nâng
Bảo Quản Bình Điện Xe Nâng
Nếu xe không chạy trong thời gian dài thì cần chú ý:
Trước khi đem cất phải sạc đầy bình.
Bảo quản nơi kho ráo, thoáng mát, không đặt nơi có độ ẩm cao.
Nên đặt bình điện lên Pallet, không để dưới sàn nhà, đặt bình thẳng, không để nằm tránh rò rỉ axit ra ngoài.
Nếu xe nâng ít dùng thì cũng nên khởi động máy mỗi vài ngày cho bình hoạt động. Tránh để lâu ngày sẽ gây ra lắng cặn, tích tụ sulfat kết tủa gây hư bình.
Bảo Dưỡng Bình Điện Xe Nâng
Nên thường xuyên sạc bình, phải nạp đầy điện trong mỗi lần sạc, tránh sạc bình đến mức cạn kiệt nguồn (>=20%) sẽ khiến bình nhanh hỏng.
Tránh sạc quá mức, sạc cường bức bình điện.
Khi sạc phải chú ý nhiệt độ lúc nạp không được cao hơn 50 độ C. Nên sạc bình ở nơi thông thoáng.
Vệ sinh, tẩy rửa bình ắc quy, lau khô trước khi lắp lên xe, bôi mỡ lên các cực bình để tránh bị axit ăn mòn.
Duy trì mực nước trong bình điện (khoảng 1/4 inch dưới nắp bình), không được châm nước quá nhiều.
Chỉ châm nước cất vào bình chứ không được đổ axit vô (nước cất có thể mua số lượng lớn dễ dàng, không dùng nước máy).
Nên sạc hàng tuần hoặc hàng tháng cho những xe nâng ít chạy, và xe ít hoạt động cũng nên khởi động để pin được hoạt động. Tránh bị kết tủa gây hư bình.

Mua Bình Ắc Quy Xe Nâng Chính Hãng Ở Đâu?
Nếu bạn đang băn khoăn, thắc mắc về địa điểm mua bình ắc quy xe nâng uy tín thì Công ty Lập Đức sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX TM DV LẬP ĐỨC
Địa chỉ: A7/9T Võ Văn Vân, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TPHCM
Điện thoại: 028.6266.9898
Hotline: 0903.333.581 (Duy Hòa)
Tư vấn: 0918.69.7373 (Như Ý)
Xem thêm:
Comments